Bài đăng

Những câu chuyện dở khóc dở cười của sinh viên

Hình ảnh
Cuộc sống sinh viên - đơn giản trong 4 từ nhưng với mỗi người, nó lại mang một định nghĩa khác nhau. Với những cô cậu cấp 2, cấp 3, cuộc sống sinh viên chính là mơ ước, là kỳ vọng được nhanh chóng trải nghiệm. Còn với các anh chị, cô chú đã đi làm rồi thì đây chính là kỷ niệm về quãng thời gian tươi đẹp, trẻ trung nhất mà ai cũng muốn trở lại. Và với những bạn trẻ đang ngồi trên giảng đường đại học, thì cuộc sống sinh viên là giai đoạn học hành đầy vất vả, khó khăn nhưng cũng không hề thiếu đi sự vui vẻ và những trải nghiệm đáng nhớ. Mà đã là sinh viên thì chắc ai cũng từng trải qua những câu chuyện dở khóc dở cười như vậy. Đầu tháng mỳ cay, cuối tháng mỳ tôm Không ai ép buộc cả, đây là sự lựa chọn. Đầu tháng, khi lương trợ cấp từ bố mẹ chuyển qua, ta thấy rằng ta quá giàu đi. Thế là ta ăn uống trong sự sang chảnh, trà sữa, mỳ cay, cơm sườn các kiểu. Sung túc không được bao lâu thì cái nghèo cũng thức tỉnh ta dậy. Nhưng với số tiền còn lại chỉ có thể mỳ tôm, mỳ gói cứu đói...

Sinh viên bỡ ngỡ với cuộc sống mới

Hình ảnh
Môi trường đại học đánh dấu một bước trưởng thành của sinh viên , xa nhà đồng nghĩa với việc không còn sự chăm sóc, bao bọc của ba mẹ, không được nhắc nhở mỗi ngày, nhiều tân sinh viên phải đối mặt với vô vàn điều khó khăn. Xa nhà là bão tố Ngày trước khi còn ở nhà, sáng nào cũng được mẹ gọi dậy rồi chuẩn bị sẵn đồ ăn sáng. Quần áo thì cũng được mẹ giặt rồi cất vào ngăn tủ cẩn thận, mỗi lúc cần chỉ cần đến tủ đồ lấy. Còn giờ thì phải tự lo tất cả. Lười giặt áo quần nên dồn mấy ngày chất một đống đồ dơ, đến khi hết đồ mới chịu đi giặt mà nhìn oải quá, đem luôn ra tiệm giặt ủi. Nghèo thì nghèo chứ cũng nhịn ăn để bù lại cái thói lười biếng. Những ngày không đi học, ngủ nướng đến tận trưa, bữa trưa và bữa sáng gộp chung thành một. Bữa ăn cũng đâu phải thịnh soạn như ở nhà, 1 chén cơm với 1 món ăn đạm bạc hết mức có thể. Đi ăn ngoài thì cũng chẳng phải là rẻ, ở thành phố ít nhất cũng phải 20k mới có 1 đĩa cơm, bạn nào kiếm được 15k thì chắc cũng ở vùng ven. Mà có cơm ăn vẫn còn là hạnh phú...

Những trò lừa đảo tinh vi mà sinh viên thường gặp

Hình ảnh
Bước vào quãng đời sinh viên, rời xa vòng tay bảo bọc của cha mẹ và gia đình, chắc chắn sẽ gặp không ít những cạm bẫy. Nhất là các bạn tân sinh viên khi mới lên thành phố nhập học, với tất cả sự ngây thơ hiển thị trên khuôn mặt, các bạn sẽ là tầm ngắm của những bọn lừa đảo. Dù ở quê bạn có là trùm, hay lanh lợi như thế nào, nếu chưa được cảnh giác trước thì bạn cũng có thể sẽ bị dụ vì những chiêu trò vô cùng tinh vi của bọn chúng. Mình sẽ đưa ra 1 số chiêu trò mà tân sinh viên thường dính phải để bạn đề phòng cảnh giác nhé. >>  https://chuyencuasinhvien.blogspot.com/2021/12/sinh-vien-voi-cuoc-song-moi.html 1. Đa cấp Thực ra, đa cấp không hề xấu nhưng ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Sài Gòn thì đa số người ta lợi dụng đa cấp để lừa đảo. Hồi mới vào thành phố, muốn kiếm việc làm thêm nên mình tìm mấy tin tuyển dụng trên facebook. Thấy tin tuyển nhân viên bán hàng có xoay ca, thấy ok nên mình inbox hỏi xem công việc như thế nào. Thế là người ta đưa cho 1 cái địa ch...

Chuyện lạc đường của tân sinh viên mới lên thành phố

Hình ảnh
Sinh viên chọn thành phố là nơi để trải qua quãng đời đại học của mình. Ngoài sự xa hoa tráng lệ, hay nhiều cạm bẫy, các bạn vẫn chưa lường trước được nỗi niềm mang tên "lạc đường". Đặc biệt bạn nào học ở TP.HCM thì lần đầu cũng sẽ ám ảnh với những mê cung ở đây. Bước chân ra đường là lạc Đặc thù của đường phố TP.HCM là nhiều vòng xoay, nhiều hẻm đường một chiều, xe cộ đông đúc… Cả những người sống tại thành phố nhiều năm nếu lơ là không để ý thì cũng không tránh khỏi tình trạng lạc đường. Huống hồ gì, hầu hết các tân sinh viên đều từ các tỉnh lẻ mới lên thành phố nhập học, mọi thứ đều lạ lẫm. Nên những tình huống lạc đường trớ trêu của các tân sinh viên chắc chắn sẽ xảy ra ít nhất vài lần. Đã không biết đường, khó khăn lắm mới nhớ được con đường từ trọ tới trường và từ trường về trọ. Vậy mà con đường đó lại là con đường kẹt xe nhất quận. Trời không độ thì ta tự độ ta, cũng bày đặt chặt hẻm, theo dòng người kiếm con đường thông thoáng hơn, đúng là nhanh hơn hẳn nhưng điểm đế...

Sự thụ động của sinh viên hiện nay

Hình ảnh
Có thể đây là những đặc điểm mà đa phần sinh viên đều có một trong đó hoặc tất cả: lười biếng, thụ động, thiếu hụt kiến thức trầm trọng và ảo tưởng. Sở dĩ nói là ảo tưởng vì thực lực không hề có, kiến thức không chịu tiếp thu nhưng lại mơ mộng học xong sẽ có được việc làm lương cao chục triệu. Thật ra, ngay cả những bạn tham gia nhiều câu lạc bộ, tích cực đi làm thêm, vẫn không thể chắc chắn rằng sau này ra trường sẽ có việc làm tốt, chứ nói chi tới công việc mơ ước, mức lương chục triệu. Có bao giờ bạn đọc sách giáo khoa thấy có chủ đề hay quá, khiến bạn hứng thú nên bạn nhịn ăn vào nhà sách mua 3, 4 cuốn sách như vậy để đọc thêm không? Ở đây nói đến sách kiến thức, không phải tiểu thuyết, tản văn, sách triết lý hay 1 cuốn sách kể về 1 câu chuyện nào đó. Có bao giờ bạn muốn hiểu kỹ hơn về bài học , thắc mắc một vấn đề nào đó mà nhắn tin với giáo viên để hỏi thêm không? Đừng lấy lí do là bạn sợ phiền đến thầy cô nhé, thầy cô còn mong bạn hỏi thật nhiều chứ nói gì đến việc thấy phiền. C...

Nỗi trăn trở của sinh viên Marketing

Hình ảnh
Các bạn sinh viên marketing, có bao giờ các bạn tự hỏi: “Ra trường mình sẽ làm gì, mình có thể có việc làm yêu thích với mức lương mong đợi không?”; “Các môn trên trường mà mình đang học có cần thiết khi đi làm không?; “Bây giờ khi còn sinh viên thì mình nên làm gì?”. Hay ngay cả câu hỏi đơn giản nhất chứng minh khi chọn ngành này bạn không thực sự hiểu nó: “ Làm Marketing là cụ thể làm những việc gì ?” Mọi người vẫn có suy nghĩ rằng “Sinh viên Marketing đứa nào cũng lanh, đứa nào cũng năng động!”. Vâng, họ nói đúng, nhưng họ đã nói thiếu rồi! Bên cạnh những đứa năng động đó, vẫn có rất nhiều đứa rụt rè sợ sệt mọi thứ, cạy miệng mới nói được vài câu, lên thuyết trình thì run như cày sấy, không dám nêu ý kiến của mình trước mọi người,… Có cả trường hợp, đáp án hoặc ý kiến của mình nhưng phải nhờ người khác phát biểu giùm, cuối cùng người đó hưởng mọi lợi ích. > Gợi ý cho bạn cách vượt qua nỗi sợ khi nói trước đám đông:  https://multicontents.com/vuot-qua-noi-so-noi-truoc-dam-dong...